Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần III Mùa Thường Niên | Mc 3,22-30 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN III MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 3,22-30

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 9,15.24-28

Tác giả thư gửi dân Do Thái, đối với các Kitô hữu. Muốn trở lại với các phụng vụ của thời trước, chứng tỏ rằng Chúa Giêsu đã hoàn tất và thay thế một cách lợi việc cử hành lễ xá tội. Thật vậy, lễ YomKip-pu có một nghi thức cử hành rất cảm động (Lc 16,11-19). Ngày đó, và chỉ vào ngày trong năm, vị thượng tế mới dám vào nơi thánh nhất của Đền thờ, nơi cực thánh, mang theo máu tươi của con bò ông mới sát tế vì các tội lỗi riêng mình… Rồi ông tế dâng một con dê vì tội lỗi dân và lại vào trong cung thánh. Sự long trọng trong các cử chỉ này diễn tả trọn vẹn nỗi sợ thánh thiện của Thiên Chúa.

Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước.

Từ ngữ Hy lạp “diateke” có nghĩa là “liên minh” (alliance) vừa là giao ước (testament). tác giả sắp lập lại rằng không phải tiếc nuối gì nghi thuở cũ. Chúa Kitô làm cho chúng ta thực sự tiến vào những tương quan mới mẻ được thay thế bằng mỗi thân tình và giao ước mới.

Vì nhờ sự, chết của Người để cứu chuộc các tội phạm… những kẻ dược kêu gọi đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.

Phải một Thiên Chúa Cha đưa con cái mình đến hưởng gia nghiệp của mình. Cái chết của Chúa Giêsu thay đổi tất cả : giao ước của Người có thể được thực hiện để ban cho chúng ta tài sản, sự sống vĩnh cửu của Người, gia nghiệp đời đời' đã được hứa ban (Dt 9,16-17).

Đức Kitô không tiến vào cung thánh do tay người phàm làm ra chỉ là hình bóng của cung thánh thật, nhưng Người vào chính thiên đàng.

Việc vị thượng tế vào trong nơi cực thánh vào dịp lễ Kip-pu, đó chỉ là hình ảnh mờ nhạt của việc Chúa Kitô thực sự tiến đến tìm Thiên Chúa.

Để từ đây xuất hiện trước tôn nhan Thiên Chúa vì chúng ta.

Chính vì lợi ích của nhân loại mà Người đã thực hiện sự gần kề giữa Chúa Kitô và Thiên Chúa, việc tiến về thiên đàng. Chúa Giêsu ở “trước mặt Thiên Chúa, vì chúng ta!” và Người làm việc đó cách dứt khoát. Người đã tiến vào trong cái Hôm Nay của Thiên Chúa, cái Bây Giờ vĩnh cửu.

Mỗi lời kinh nguyện cầu đều nối kết tội một cách công khai và ý thức, với phút giây hiện thời và vĩnh cửu Chúa Giêsu ở trước mặt Thiên Chúa.

Người không còn hiến dâng chính mình nhiều lần, như vị thượng tế vào cung thánh mỗi năm một lần với máu không phải của mình.

Như thế việc tiến vào cung thánh, việc dâng tế đền tội Kip-pu, đã được thay thế một lần thay cho tất cả, do một hy tế duy nhất, mà lễ dâng tồn tại... trong cái vĩnh cửu hiện thời của Thiên Chúa. Mỗi thánh lễ nối kết chúng ta cách công khai và ý thức hơn vào hy lễ hiện thời và vĩnh cửu mà Chúa Giêsu không ngừng muốn dâng vì chúng ta trước mặt Thiên Chúa.

Từ nay cho đến tận thế, Người chỉ xuất hiện một lần tế lễ chính mình để hủy diệt tội lỗi.

Ơn tha tội đã mua được, một lần thay cho tất cả.

Tội lỗi bị hủy diệt, một lần thay cho tất cả.

Phần ta, ta phải lo nối kết với ơn đại xá dứt khoát này và đắm mình vào dòng thanh tẩy này. Lạy Chúa, làm sao con không nỗ lực tránh xa tội lỗi đã đòi Chúa trả giá đắt như vậy hết cả máu sự sống Chúa đã được dâng hiến vì tình yêu

Bài đọc I: NĂM CHẴN: 2 Sm 5,1-7.10

Toàn thể chi tộc Ít-ra-en đến gặp Đa vít tại Hebron và nói rằng: “Ngài sẽ là Thủ lãnh của ít-ra-en.”

Vậy các chi tộc miền Bắc đến tìm gặp Đa Vít đang cai trị các chi tộc miền Nam tại Hebron. Đó là dấu cho biết Đavít đang đứng trước những khó khăn chính trị: chưa có một dân tộc thống nhất… vẫn còn hai khối dân biệt lập.

Sự phân rẽ này tạo nên một sự mong manh trầm trọng, thiếu sức mạnh chống cực quân thù Philitinh... và như thế, vẫn luôn có chiến tranh, đau khổ, huynh đệ tương tàn.

Thời nào con người cũng khát vọng sự hiệp nhất, tình liên đới. Con người mang ước an bình, hòa thuận hạnh phúc:

“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống sum vầy bên nhau” (Tv 133).

Niềm mơ ước hiệp thông này phát xuất từ đáy lòng con người, từ tâm điểm này mà Thiên Chúa cư ngụ trong mỗi tâm hồn con người: đúng vậy mỗi con người là “hình ảnh của Thiên Chúa”. Do đó, Thiên Chúa không “cô độc”, Thiên Chúa không “chia phần”, Thiên Chúa là "Tình yêu":

Thiên Chúa là một mầu nhiệm “hiệp thông giữa ba mà chỉ là một”. Tôi chiêm ngưỡng Thiên Chúa. Tình yêu trong ý muốn cùng nhau chung sống của 12 chi tộc Ít-ra-en, đã từ lâu vẫn phân chia thành nhiều tiểu quốc.

Còn hôm Nay, đời sống của tôi: xét về phương diện gia đình? nghề nghiệp ra sao?

Những khát vọng tình liên đới, chia sẻ, hiệp thông thế nào ? Không còn là “Hai" nữa, mà là "một"... Giữa chồng và vợ Giữa cha mẹ và con cái... Giữa các bạn cùng làm việc với nhau.

Đavít cai trị Giuđa (các chi tộc miền Nam) được bảy năm rưỡi tại Hêbron, và cai trị toàn cõi Ít-ra-en và Giuđa (toàn thể các chi tộc miền Bắc và miền Nam) được ba mươi ba năm tại Giêrusalem.

Không, sự thống nhất không thể tự mình mà hình thành ngay được. Đó là một quá trình lịch sử lâu dài với những thăng trầm của nó. Ngay nay, phạm vi liên đới được mở rộng đáng kể: Không còn chỉ hạn hẹp trong những liên hệ? những bó buộc tương hỗ giữa các anh em cùng một chủng tộc (Hêbrêu) và các tỉnh thành gần cận (Palestina) nữa, mà mở rộng trên toàn thể nhân loại. Mọi người dù kẻ cho mình là “cô đơn” nhất hãy được bảo vệ nhất trên thực tế đều gián tiếp chịu hậu quả “của cái” quyết định quốc tế.

Phần tôi đã hoạt động và cầu nguyện thế nào trong phong trào liên đới thế giới rộng trên đây, đang thiết thân gắn bó với toàn thể nhân loại ? bất cứ hoạt động ở đâu tôi có tỏ ra là một người xây dựng tình liên đới, sự hiệp thông, chia sẻ để tham dự vào phong trào to lớn trên đây, đang thôi thúc nhân loại và cũng nằm trong ý định của Thiên Chúa": “Xin cho họ nên một như Cha và Con là một" (Ga 17,11).

Đavít và tất cả quân sĩ theo Người kéo đến Giêrusalem, đánh đuổi dân cư Giêbusê.

Mơ ước của con người (trong đó có ý định của Thiên Chúa) chỉ được cụ thể hoá qua những công cuộc thực hiện vật chất, kinh tế, tâm lý. Đường lối chính trị của Đavít buộc ông nhận rõ, nếu muốn thống nhất xứ sở, ông không thể ở lại Hêbron, một thành thuộc miền Nam. Ông cần có một thủ đô trung lập, không thuộc về miền Bắc hay miền Nam: thế nên ông chọn Giêrusalem, thời đó vẫn là thành thuộc dân Ca-na-an bị các cựu dân Giêbusê chiếm đóng.

hơn nữa, đó là một căn cứ địa vững chắc, rất khó có thể xâm chiếm, và như thế sẽ là một thủ đô tuyệt vời ý định của Thiên Chúa tiến triển nhờ các quyết định khôn ngoan của con người.

Các người Giêbusê nói với Đavít rằng:"Ông đừng vào đây, bằng không những người mù, què sẽ đánh đuổi ông".

Tọa lạc trên núi đá khó có lối vào, núi Sion và được bao bọc nhờ các khe đá thẳng dốc của thung lũng Xê-đron và Giê-hen-na, Giêrusalem và một thứ pháo đài điển hình, để phòng vệ các người mù và què cũng đủ sức chống giữ.

Lạy Chúa, Xin giúp chúng con có những quyết định tốt nhất, xét theo phương diện nhân loại.

Bài Tin Mừng: Mc 3,22-30.

Chúng ta đã ghi nhận một điều: Nhờ lặp đi lặp lại, Marcô cố ý làm nổi bật nét bi thảm của đời sống Chúa Giêsu. Nó sẽ dẫn đến cuộc Thụ khổ, được Nguời coi như của đời Người.

Có ba nhóm đối mặt nhau, làm thành một loại tam giác…

“Chúa Giêsu và các môn đệ Người", Đám đông, “Các địch thù”.

Thế nên, cũng cảm ghi nhận thêm, Marcô lồng thêm vào cảnh tranh luận với gia đình, Chúa Giêsu, một pha tranh luận dữ dội và các “luật sĩ đến từ Giêrusalem", thành thánh mà Người sẽ chịu khổ hình. Trong cả hai trường hợp, người ta có những lời tố cáo Người khác ác độc. Thân nhân thì nói: "ông ta bị quỷ ám”.

Như thế, Chúa Giêsu bị các người thân của Người" và cả giới thẩm quyền tôn giáo" loại bỏ.

Tôi dừng lại một chút để chiêm ngưỡng mầu nhiệm này, luôn mang tính hiện thực: Chúa Giêsu bị loại bỏ… Chúa Giêsu bị hiểu lầm Chúa Giêsu bị đưa ra tranh cãi...

Chúa Giêsu không được lắng nghe... Chúa Giêsu không được tin theo... Chúa Giêsu bị gạt sang một bên... là do chính tôi trước hết ! tôi nhẩn nha tìm kiếm cách thức tôi từ chối Chúa Giêsu trong đời sống. Và từ đó, tôi hãy cầu nguyện.

Những biệt phái từ Giêrusalem xuống nói về Chúa Giêsu rằng: "Ông ấy bị quỷ Belgiêbút ám”, khi đã gọi họ lại, Chúa Giêsu phán rằng dụ ngôn rằng: "Satan lại trừ Satan làm sao được? Nếu một nước mà tự chia rẽ nhau, thì nước đó tồn tại làm sao được. Và nếu một nhà mà tự phân tán, thì nó không thể đứng vững được. Vậy nếu Satan dấy lên chống đối với chính mình và tự phân tán… Nó phải bị diệt vong".

Chúa Giêsu làm nổi bật tính phi lý nực cười của luật sĩ: chính họ mới là những kẻ mất trí khi trưng nêu những lý lẽ như thế .

Chúa Giêsu hoàn toàn có lý. Minh chứng của Người đơn giản nhưng mạnh mẽ.

Chẳng ai có thể vào nhà một người khỏe mạnh và cướp của y, nếu không trói được y trước đã…

Đây là dụ ngôn đầu tiên và vắn gọn do Marcô thuật lại: hình ảnh một cuộc chiến đấu nhanh chóng và quyết liệt. Muốn thống trị một “người khỏe”, cần phải “mạnh hơn" họ Chúa Giêsu giới thiệu sứ vụ của Người như một cuộc chiến, chiến đấu chống lại Satan, chống lại kẻ “đối nghịch với Thiên Chúa" (nghĩa của từ “Satan" theo tiếng Hêbrêu).

Tôi chiêm ngưỡng mầu nhiệm luôn hiện thực này:

Chúa Giêsu giao chiến... Chúa Giêsu đấu tranh... Chúa Giêsu khai chiến chống lại mọi sự dữ... Chúa Giêsu “mạnh hơn” mọi sự dữ...

Hầu hết những hệ tư tưởng lớn trong mọi nền văn minh nhân cách “hóa sự dữ" con người tự cảm thấy đôi lúc như bị các “thần linh" thống trị. Người Tây phương hiện nay tưởng rằng mình đã hoàn toàn được giải thoát khỏi những biểu tượng đó, nhưng hơn lúc nào, họ đang bị các “sức mạnh tha hóa " ngự trị: tinh thần quyền lực, óc vị kỷ…

Chúa Giêsu đã chấm dứt sự thống trị này, nhưng với điều kiện là ta phải theo' Người!

Mọi tội lỗi và mọi lời phạm thượng của con cái loài người sẽ được tha hết. Nhưng kẻ nào nói phạm"đến Chúa Thánh Thần ; sẽ muôn đời không bao giờ được tha... Chúa Giêsu nói thế vì họ nói: "Người bị thần ô uế ám”.

Muốn tham dự vào cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên các sức mạnh đang thống trị ta, cần phải thuận theo Chúa 'Thánh Thần... Cần nhận ra sức mạnh đang hoạt động trong Chúa Kitô: Nói Chúa Giêsu là một “Satan”, một kẻ thù nghịch với Thiên Chúa, tức là tự bịt mắt mình, là nói phạm đến Chúa Thánh Thần, là chối bỏ điều hiển nhiên. Sự từ chối đó thật nặng nề.. Nó cản chắn mọi bước tiến vào tương lai.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa tỏ uy quyền trên ma quỷ.

HOÀN CẢNH:

Khi Đức Giê-su chữa lành một người câm bị quỷ ám (Mt 9,32-34), dân chúng rất kinh ngạc và ngợi khen Người, nhưng những người biệt phái không tin quyền phép Chúa, cho rằng Chúa dùng yêu thuật, mượn thế quỷ cả Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ câm. Đức Giê-su đã phi bác lời vu khống đó bằng cách Người tỏ uy quyền trên ma quỷ.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giê-su tỏ uy quyền trên ma quỷ, bằng cách Người khống chế được ma quỷ.

TÌM HIỂU:

22 “ Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống …”:

- Theo Tin Mừng của Mát-thêu (Mt 12,24-32) thì câu này nói lên phản ứng của các kinh sư khi Đức Giê-su chữa lành cho một người câm bị quỷ ám.

- Theo Mác-cô, thì câu này được kể lại ở đây để nói lên thái độ chống đối của các kinh sư và biệt phái đối với Đức Giê-su.

- Câu này được ghi lại sau khi nói đến phản ứng của thân nhân đối với Đức Giê-su. Chi tiết này cho thấy thánh Mác-cô muốn nhấn mạnh rằng Đức Giê-su khi đi truyền giáo, tuy được đông đảo quần chúng mến mộ, nhưng cũng phải đương đầu với những kẻ chống đối, trong đó có cả thân nhân của Người nữa!

23-26 “Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với h …":

Đức Giê-su phi bác sự vu khống đó bằng cách Người dựa vào hai dụ ngôn để chứng minh:

a) Một gia đình cũng như một nước, hễ chia rẽ là tan rã ; đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

- Quỷ cả mà diệt quỷ con là điều phi lý vì chẳng lẽ nào quỷ lại làm như vậy. Hơn nữa người Do Thái quen ăn chay và cầu nguyện rồi nhờ quyền phép của Thiên Chúa mà trừ quỷ. Chúa cũng làm như vậy sao các kinh sư lại không nhận như vậy ? Mt 12,24-32.

27 “Không ai vào nhà một người mạnh…":

Thế gian này được ví như một mái nhà mà ma quỷ được lạm quyền làm chủ, nay Đức Giê-su đến với sứ mệnh cứu thế, khai trừ ma quỷ. Như vậy Người phải quyền lực hơn mới thắng được ma quỷ.

Ở đây Chúa tỏ uy quyền trên ma quỷ để cứu chuộc nhân loại.

28-29 “Tôi bảo thật anh em …”:

Đức Giê-su tuyên bố về tội được tha và tội không được tha thứ.

- Tội phạm thượng, là thứ tội phạm đến bản tính nhân loại của Đức Giê-su, tội này có thể tha thứ được, vì lẽ con mắt xác thịt người ta dễ sai lầm.

- Tội phạm đến Thánh Thần: là tội phạm đến bản tính Thiên Chúa nơi Đức Giê-su thì không được tha. Tội này không được tha không phải vì Thiên Chúa thiếu lòng khoan dung, nhưng vì, theo thánh Tô-ma, nơi người ta thiếu điều kiện để được ơn tha thứ, điều kiện đó là đức tin. Bao lâu không tin nhận vào Thiên Chúa thì bấy lâu không được tha thứ. Vì vậy tội phạm đến Thánh Thần ở đây là tội cố chấp không chịu tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế.

30 “Đó là vì họ đã nói ”Ông ấy bị thần ô uế ám”:

Những biệt phái đã vu khống cho Chúa là người “bị thần ô uế ám” khi thấy Chúa lấy uy quyền chữa lành cho một người câm bị quỷ ám, chứng tỏ họ ngoan cố không tin vào Chúa. Vì cố tình không ăn năn sám và trở lại, con người không thể lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

Trước khi phân định tội trạng của các biệt phái khi họ từ chối lòng tin vào Chúa, Chúa Giê-su đã dùng lời để giải thích cho họ biết qua những hình ảnh cụ thể dễ hiểu.

Noi gương Chúa, chúng ta không xét đoán ai cách hồ đồ, nhưng phải minh định rõ ràng về tội trạng của họ bằng cách cụ thể và chính xác để giúp họ nhận thức hầu ăn năn sám hối.

b) Nghe lời Chúa nói:

- Chúa dựa vào sự đoàn kết và sự chia rẽ, vì chống đối nhau trong một quốc gia, trong một cộng đoàn. để phi bác lời vu khống của các biệt phái.

Noi gương Chúa, chúng ta hoán cải kẻ thù không bằng sức mạnh của võ lực, của áp lực, nhưng bằng lời nói để soi sáng và bằng tình thương để lôi cuốn.

Chúa dùng lời nói để phân định phải trái và nặng nhẹ để đối phương nhận thức về thực trạng tội lỗi mình đối với Chúa.

Đứng trước những lầm lỗi và xúc phạm của tha nhân, chúng ta cần dùng những phương tiện thông tin hữu hiệu như lời nói để giúp cho tội nhân am hiểu thực trạng tội lỗi của mình để làm thức tỉnh lòng ăn năn sám hối của họ.

Qua lời phân định của Chúa Giê-su về mức độ tội trạng được tha và không được tha, mỗi người chúng ta, một đàng ý thức về tội trạng của mình khi xét mình trước mặt Chúa để khơi dậy lòng thống hối, đàng khác phải luôn luôn bảo vệ và phát triển lòng tin cùng kính mến Chúa để tránh những xúc phạm đến Chúa.

Niềm tin hồ đồ, đức tin nông cạn, hời hợt và yếu ớt là căn nguyên đưa chúng ta đến sự từ chối Chúa, xúc phạm đến Chúa.

2. Nhìn vào các biệt phái:

Nhìn vào thái độ cố chấp của các biệt phái vì không tin vào Chúa Giê-su , chúng ta nhận ra rằng : Chúa Giê-su qủa là người bị loại bỏ, bị hiểu lầm, bị đưa ra tranh cãi và là người không được lắng nghe, không được tin theo.

Người kitô hữu sống giữa thế gian cũng không miễn cho mình số phận đó !

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.